Dưới góc độ kinh tế học, thuế được biết đến là một hình thức phân phối thu
nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình.., thuế được nhìn
nhận như một biện pháp phân phối thu nhập tài chính. Chính vì thuế là một hình
thức phân phối thu nhập của nhà nước, nó có vai trò điều tiết, thực hiện công
bằng xã hội, vì vậy, một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp
luật thuế là tình hình kinh tế.
Thuế là một
phần thu nhập của nền kinh tế đất
nước được nộp vào trong ngân sách nhà nước. Thuế luôn gắn chặt với các hoạt
động kinh tế của cá nhân, tổ chức. Nguồn thu từ thuế chỉ có thể ổn định, tăng trưởng trên
cơ sở nền kinh tế được phát triển và hiệu quả. Những yếu
tố kinh tế như mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập
bình quân đầu người, giá cả, quan hệ cung
- cầu trên thị trường cũng sẽ
thường ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật thuế.
Xã hội được hiểu là một tập hợp những người có cùng nhóm
lợi ích, các mối quan hệ đặc trưng, thể chế và văn hóa. Xã hội hình thành từ
con người có liên kết với nhau. Những chủ thể nộp thuế trong xã hội là những cá
nhân, cơ quan quản lý thuế cũng được vận hành bởi những cá nhân. Con người sống
trong xã hội luôn chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố xã hội như phong tục tập
quán, trình độ văn hóa, thành phần dân tộc,... Vì vậy, việc thi hành pháp luật
thuế cũng chịu sự chi phối của tình hình xã hội.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thi hành pháp luật thuế
là tình hình chính trị. Yếu tố chính trị thể hiện thông qua việc Nhà nước là
chủ thể đặt ra quy định, chính sách để quản lý thuế. Nguồn gốc thuế phát sinh
cũng do nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để có thể thực hiện được mục tiêu đã đặt
ra, đồng thời phục vụ yêu cầu của xã hội, sự phát triển của nền kinh tế và
những chế độ phúc lợi xã hội khác. Những lợi ích của việc nộp thuế chủ thể sẽ
không được hưởng ngay lập tức và trực tiếp mà sẽ được thụ hưởng gián tiếp thông
qua hoạt động của nhà nước. Nếu tình hình chính trị bất ổn sẽ kéo theo tình
hình kinh tế, xã hội bất ổn theo. Những yếu tố này không chỉ có tác động riêng
lẻ mà chúng còn có quan hệ mật thiết với nhau tác động lên tổng thể những vấn
đề của một quốc gia.
Không chỉ chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị
trong nước mà việc thi hành luật thuế Việt Nam còn chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của quốc tế, các quốc gia lớn trên thế giới. Vì vậy, suy cho
cùng, bất cứ việc thực thi pháp luật thuế ở nước nào không chỉ riêng Việt Nam
cũng đều phải chịu sự chi phối của yếu tố tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
cả trong và ngoài nước. Thực thi pháp luật thuế trên cơ sở đảm bảo phù hợp với
tình hình kinh tế, chính trị, đồng thời phù hợp với điều kiện văn hóa cụ thể
của quốc gia sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi để thực thi pháp luật thuế tại
Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét