Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Điểm khác nhau cơ bản giữa Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Thuế Giá trị gia tăng

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh và quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.


Về đối tượng nộp thuế


Thuế giá trị gia tăng có đối tượng rộng hơn so với thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng.

Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng nộp thuế hẹp hơn do chỉ điều tiết một số hàng hóa dịch vụ nhà nước không khuyến khích tiêu dùng. Gồm 10 nhóm hàng hóa và 7 nhóm dịch vụ theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Về đối tượng không chịu thuế


Thuế giá trị gia tăng gồm 25 loại hàng hóa dịch vụ được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.


Về đối tượng nộp thuế


Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng nộp thuế  tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy có sự khác nhau, nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế giá trị gia tăng cũng có một số điểm giống nhau cơ bản.

Cả hai loại thuế này đều nhằm đảm bảo, ổn định cho ngân sách nhà nước bởi chúng là loại thuế đánh vào người tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ nên có thể tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Đối với nền kinh tế, 2 loại thuế  này tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế; bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng nội địa, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.

Có thể thấy, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đều hướng tới việc phục vụ lợi ích của Nhà nước và tạo ra trật tự chung cho xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét