Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi như: Chi đầu tư phát triển;
Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Chi bổ sung
quỹ dự trữ tài chính; Chi chuyển
nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau; Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục
tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới…
Điều kiện
thực hiện thu chi ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại Luật Ngân sách
nhà nước năm 2015. Cụ thể:
Khoản chi dự định thực hiện phải có trong dự toán ngân sách được giao.
Mỗi một khoản chi của ngân sách nhà nước đều hết sức quan
trọng và nó tác động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội…
Việc pháp luật quy định các khoản chi ngân sách nhà nước muốn được thanh toán,
chi trả phải có trong dự toán ngân sách được giao là do mọi nhu cầu chi dự kiến
cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua
các bước xét duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ thấp đến cao. Quyết định
cuối cùng cho dự toán chi ngân sách nhà nước thuộc về Quốc hội. Chỉ sau khi bản
dự toán được Quốc hội thông qua mới trở thành căn cứ chính thức để phân bổ số
chi cho mỗi ngành, mỗi cấp.
Khoản chi dự định thực hiện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định.
Ngoài điều kiện thứ nhất là nằm trong dự toán ngân sách,
trong một số trường hợp khác chi ngân sách nhà nước còn phải đáp thêm 1 số điều
kiện về chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Nhà nước ban hành các chế độ, định mức về
chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi
ngân sách một cách khoa học và thống nhất. Có hai loại định mức chi ngân sách nhà nước là Định mức
phân bổ ngân sách và Định mức chi tiêu.
Khoản chi dự định thực hiện phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Thủ trưởng đơn vị là người đứng đầu một cơ quan là người
điều hành, nắm rõ mọi vấn đề cần thiết cái gì cần phải chi và chi như thế nào
cho hợp lí phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ, hoặc người được ủy quyền
quyết định chi. Không những thế, với quy định này sẽ góp phần tăng cường hơn
tính sáng tạo, tự chủ trong thực hiện ra những quyết định chi sao cho đạt được
hiệu quả cao. Bởi nếu như quyết định chi sai, chi không đúng mục đích làm thất
thoát thì người phải chịu trách nhiệm ở đây chính và trước tiên là thủ trưởng
cơ quan hoặc có thể là người được ủy quyền quyết định chi.
Khoản chi được thực hiện trên cơ sở có đầy đủ chứng từ liên quan
Ngoài ra, đối với những khoản chi cho công việc cần phải
đấu thầu thì việc chi ngân sách chỉ được thực hiện trên cơ sở kết quả đấu thầu
theo quy định của Chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét