Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Nguyên tắc đánh thuế theo quy định của pháp luật hiện nay

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Nhà nước đánh thuế dựa trên các nguyên tắc sau:



Thứ nhất, đánh thuế phải đảm bảo công bằng


Mọi đối tượng có năng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điều kiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuế như nhau. Trường hợp có sự khác biệt về điều kiện, tính công bằng vẫn được đảm bảo (tức nếu điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhau nhưng cùng loại, phải được đối xử tương xứng)

Thứ hai, đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế


Thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để cho người nộp thuế lâm vào tình cảnh khốn cùng. Điều này nhằm đảm bảo tính “trung lập” của thuế nhưng không có nghĩa là coi thuế là khoản phân chia lợi ích giữa nhà nước và dân chúng theo nghĩa thông thường.

Thực hiện nguyên tắc này, nhà nước sẽ không tạo những đòn giáng nặng nề cho xã hội, cho người lao động. Bởi, dù là thuế gián thu hay trực thu thì đều đánh vào đông đảo dân cư trong xã hội. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đời sống người dân lao động không đảm bảo, nền kinh tế sẽ bị trì trệ, nguy cơ trốn thuế tiềm tàng.



Thứ ba, đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả.


Các loại thuế phải đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định

Hệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lý thu thuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép, tức phải tính đến mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt được và chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lý thuế.

Thứ tư, đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần


Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu hệ thống pháp luật một quốc gia phải “bóc tách” những phần của đối tượng tính thuế đã nằm trong diện chịu loại thuế đó ở giai đoạn trước.

Hệ thống pháp luật các quốc gia cũng phải tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gia này nhưng có đối tượng tính thuế ở 1 quốc gia khác.


Ví dụ: Việt Nam và Ba Lan có ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đánh vào thu nhập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét