Thứ nhất, do tình hình kinh tế chính trị trong nước
Do đường lối, chính sách phát triển kinh tế -
xã hội của Đảng và Nhà nước. Thuế và nhà nước là hai phạm trù luôn đi cùng với
nhau, chi phối và phụ thuộc nhau.Vì vậy, thuế vừa được hiểu là công cụ kinh tế
hỗ trợ cho sự tồn tại của Nhà nước và bộ máy nhà nước; mặt khác, thuế lại được
nhà nước sử dụng như loại công cụ để thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu nhất định.Việc thực thi pháp luật thuế chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Bởi vậy, nhà nước cần phải
xây dựng và ban hành pháp luật thuế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước.
Thứ hai, do sự phát triển của nền kinh tế.
Hiện nay nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm
trước đây bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ lạm phát được
giữ ở mức ổn định, đời sống của người dân được cải thiện. Do đó, thuế có vai
trò quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả và thu nhập nên căn cứ vào từng tình huống kinh tế,Nhà nước có thể
sử dụng thuế làm công cụ điều chỉnh nền kinh tế. Các quy định về đối tượng,
phạm vi đánh thuế, thuế suất, điều kiện miễn, giảm thuế…Tóm lại, thông qua thuế
Nhà nước tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận
dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh quan hệ
cung cầu và cơ cấu kinh tế.
Thứ ba, do sự chi phối bởi nhu cầu ngân sách của nhà nước.
Dựa vào chức năng phân phối và phân phối
lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế. Ngay từ lúc ra đời thuế là phương
tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các
kiểu Nhà nước). Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng
đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế. Thông qua chức năng này, các
quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất
cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. Bằng chính chức năng
này, Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. Chức năng phân phối và phân phối lại thu
nhập của thuế là sự huy động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ
vào ngân sách Nhà nước. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Người có
thu nhập cao và sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế nhiều hơn. Số
tiền này sau đó lại được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế xã
hội, tạo ra tính công bằng tương đối cho xã hội, có vai trò đặc biệt đối với
ngân sách nhà nước nên hệ thống pháp luật thuế cần phải đạt hiệu quả để đảm bảo
nhu cầu của ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế xã hội trong 10 năm tới
được dự báo có nhiều thay đổi và tác động không nhỏ đến hệ thống pháp luật
thuế. Đó là, Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước nghèo đồng nghĩa với
việc giảm đáng kể các nguồn lực tài trợ từ bên ngoài, kể cả viện trợ cho phát
triển nguồn nhân lực.Thực thi đầy đủ cam kết quốc tế song phương và đa phương,
mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa chắc chắn làm giảm đáng kể nguồn thu ngân
sách nhà nước từ hàng hóa nhập khẩu, vừa tạo cơ hội nhưng cũng vừa tăng sức ép
đối với việc cơ cấu lại các thu ngân sách nhà nước.
Như vậy, để đảm bảo nhu cầu của
ngân sách nhà nước trong bối cảnh mới thì hệ thống pháp luật thuế cũng phải có
sự thay đổi phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét