Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bồi thường, mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại và miễn giảm hoàn trả bồi thường thiệt hại được thực hiện theo Bộ luật Dân sự.

Nguyên tắc thứ nhất, việc giải quyết bồi thường phải bao gồm toàn bộ thiệt hại, nhanh chóng, kịp thời, công khai.

Nguyên tắc thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi để người bị oan sai thực hiện quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của mình.



Nguyên tắc thứ ba, thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần theo các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan. Người bị oan sai được phục hồi danh dự, khôi phục việc làm, được tạo điều kiện để sớm hòa nhập cộng đồng.

Nguyên tắc thứ tư, cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật khi có yêu cầu của người bị oan sai hoặc người đại diện hợp pháp của người này theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc thứ năm, việc bồi thường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên: Cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người có oan sai. Nếu không thỏa thuận được thì người bị oan sai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trình tự bồi thường cho người bị thiệt hại.


Về bản chất, đây là trình tự bồi thường của Nhà nước do xâm phạm các quyền tư pháp trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng gồm bồi thường thiệt hại do bị bắt, giam oan, sai; do bị phán quyết xâm phạm đến các quyền tư pháp; do bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn không có căn cứ pháp luật…Việc bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm theo quy định của pháp luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Có hai trình tự bồi thường cho người bị thiệt hại là trình tự hành chính và trình tự tư pháp.


Trình tự hoàn trả của người tiến hành tố tụng có lỗi cho cơ quan tiến hành tố tụng


Chế độ hoàn trả kinh phí là chế độ trách nhiệm của công chức công tác trong cơ quan Nhà nước đã có sai sót, phải chịu một phần hoặc toàn bộ khoản kinh phí mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Trình tự này thông qua hoạt động của Hội đồng xét bồi hoàn hoặc bằng con đường Tòa án.

Cách thức bồi thường.


Bồi thường thiệt hại về vật chất: Bồi thường thiệt hại do nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm; bồi thường thiệt hại về sức khỏe; bồi thường thiệt hại về tài sản…

Bồi thường thiệt hại về tinh thần: Có thể bằng một khoản tiền mang tính chất bù đắp và các biện pháp phù hợp nhằm khôi phục danh dự, uy tín do người bị oan, sai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét