Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là văn kiện pháp lý
song phương trong đó đưa ra khuôn khổ để các nước phân chia quyền lợi thuế từ đối
tượng nộp thuế hoạt động qua biên giới đồng thời loại bỏ rào cản đối với dòng
luân chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động giữa quốc gia.
Xét trên phương diện luật pháp thì Hiệp định tránh
đánh thuế 2 lần chính là những quy định giới hạn quyền đánh thuế của từng quốc gia trong khuôn khổ pháp lý của hiệp định.
Xét trên phương diện kinh tế thì Hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần là sự thỏa thuận nhằm phân chia nguồn thu cho ngân sách nhà nước của nước đầu tư
và nước tiếp nhận đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao vốn, công nghệ và phân
công lao động.
Xét trên phương diện quản lý thì Hiệp định tránh đánh
thuế 2 lần là biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trên
phạm vi quốc tế thông qua việc trao đổi thông tin.
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam ký với các nước
thông thường gồm 30 điều. Ngoài ra, tùy theo từng Hiệp định cụ thể có thể còn có nghị
định thư hoặc công hàm trao đổi kèm theo Hiệp định để giải thích nội dung của 1 số điều
khoản trong Hiệp định nếu điều khoản đó cần thiết phải có sự quy định chi tiết hơn.
Nghị định thư là 1 bộ phận của Hiệp định, có giá trị
pháp lý như các điều khoản của Hiệp định
Công hàm trao đổi có giá trị pháp lý thấp hơn,
nó có thể được sửa đổi, bổ sung không phải theo các thủ tục như khi sửa đổi, bổ
sung các điều khoản của Hiệp định.
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần có ý nghĩa pháp lý quan trọng, cụ thể:
Hiệp định được kí kết với mục
tiêu thúc đẩy đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp
đa quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại, công nghiệp, tài chính, cùng cạnh
tranh lành mạnh, thực hiện đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ và luân chuyển lao
động mà không bị ảnh hưởng do việc đánh thuế trùng lặp giữa các quốc gia.
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần ra đời cũng góp phần bảo
vệ nguồn thu ngân sách mỗi quốc gia, tạo điều kiện đi lại thuận lợi của các
chuyên gia từ nước này sang nước khác và
hỗ trợ việc trao đổi văn hóa – giáo dục…qua đó củng cố và tăng cường mối quan hệ
về kinh tế, chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia.
Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp
lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan
thuế các nước/vùng lãnh thổ trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa
việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét