Mỗi quốc gia khi tham gia vào các điều ước quốc tế
để tránh sự ràng buộc với một số điều khoản nhất định, họ sẽ tuyên bố bảo lưu đối với
điều khoản đó. Trong quan hệ quốc tế ngày nay, các quốc gia ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế
ngày một nhiều, do đó bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu
cũng tăng lên
theo tỉ lệ thuận.
Có rất nhiều ví dụ về vấn đề bảo lưu điều ước
của các quốc gia trên thế giới, mà
điển hình là Nga. Nga khi gia nhập Công ước viên 1969 với
tuyên bố bảo lưu khoản 3 Điều 20, khoản b Điều 45 và rằng hai điều khoản này sẽ không có hiệu lực với Nga.
Bởi, Nga cho rằng hai điều khoản
này không phù hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế.
Xét trên phương diện
pháp lí, bảo lưu là quyền của các chủ thể luật quốc tế, trừ những trường hợp không được bảo
lưu thì việc bảo lưu một hay nhiều điều khoản và nhiều điều ước quốc tế khác
nhau là không hạn định. Trung Quốc
là một trong những quốc gia điển hình cho việc có nhiều
tuyên bố bảo lưu một số điều của các công ước quốc tế.
Tại Công ước về phòng chống tham nhũng Trung Quốc
đã tuyên bố bảo lưu khoản 2 Điều 66 quy định về giải quyết tranh chấp. Ngoài Trung Quốc, một số quốc gia khác như
Cuba, các nước
trong khu vực ASEAN và các nước theo hệ thống pháp luật hồi giáo cũng tuyên bố bảo lưu về
thủ tục giải quyết tranh chấp với lí do: việc đưa tranh chấp liên quan đến giải
thích và áp dụng Công ước ra trọng tài hay Tòa án công lý quốc tế cần phải
có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan đến tranh chấp.
Trong Công ước Viên
1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG): Bảo lưu
theo Điều 95
quy định về việc bảo lưu không áp dụng Điều 1.1. Cụ thể Điều 1.1.b quy định sẽ áp dụng CISG khi các quy phạm tư pháp quốc
tế dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên. Theo đó thì Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Cộng hòa Séc đã thực hiện bảo lưu này. Vào thời điểm phê chuẩn Trung Quốc
tuyên bố sẽ không bị ràng buộc bởi Khoản 1.b Điều 1 cũng như sẽ không bị ràng buộc bởi Điều 11 và các quy định của Công ước
liên quan đến Điều 11. Tuy nhiên,
hiện nay ở Trung Quốc đang chứng kiến trào lưu yêu cầu Chính
phủ bỏ bảo
lưu này vì nó hạn chế việc Tòa án áp dụng CISG. Điều này gây ảnh hưởng tới quá
trình phổ biến áp dụng CISG tại Trung Quốc cũng như cản trở những lợi ích mà
CISG có thể đem lại cho thương mại của nước này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét