Thứ nhất, tranh chấp lao động
xảy ra trong thực tế
là nhiều, nhưng số vụ án đưa đến tòa án thì rất hạn chế. So với các vụ án về
dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại thì tranh chấp lao động đưa đến tòa án chưa nhiều. Nguyên
nhân chủ yếu do chính thủ tục hòa giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án của các
bên tranh chấp. Bên cạnh đó, còn có sự hạn chế về sự hiểu biết pháp luật về thủ
tục giải quyết tranh chấp lao động của người lao động;
các tổ chức tư vấn cho người lao động chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy
mà nhiều vụ án đưa đến tòa án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi
kiện, hoặc vì chưa
qua hòa giải tại cơ sở.
Thứ
hai, về loại tranh chấp: Hiện nay xuất hiện nhiều tranh chấp về tiền
lương, tiền thưởng, phân phối thu nhập, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại,...
thường xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài và ở các địa bàn mà các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Hải Dương,... nhưng quy định về
vấn đề này chưa cụ thể, chủ yếu vẫn là tranh chấp lao động liên quan đến vấn đề
sa thải, chấm dứt hợp đồng.
Thứ ba, về chất lượng xét xử các vụ án lao
động tại tòa án: Nhìn chung được
bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Tuy nhiên, còn một số mặt hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Tỉ lệ các vụ án của tòa án cấp sơ thẩm
phải sửa tương đối cao, một số vụ án phải kéo dài; quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên không được khôi phục kịp thời. Những hạn chế đó đã gây những tác động
tiêu cực đến quan hệ lao động. Số
lượng các loại vụ án và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà ngành tòa án nhân dân phải thụ lí giải quyết ngày càng
tăng, tính chất cũng phức tạp.
Thứ tư, cơ sở vật
chất, điều kiện làm việc của tòa án vẫn còn nhiều khó khăn như chế độ lương và
chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức tòa án; nguồn tuyển dụng cán bộ ở
một số địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa rất khó khăn; cá biệt một số cơ
quan, chính quyền địa phương chưa được thực sự quan tâm phối hợp với tòa án.
Ngoài ra, trách nhiệm công tác, năng lực quản lí, điều hành ở một số Tòa án nhân dân địa phương còn hạn chế. Vẫn còn một
số thẩm phán, cán bộ tòa án hạn chế về năng lực, trình độ; tinh thần
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật nên hiệu quả công tác quản lí còn thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét