Công ước Viên 1969
về Luật điều ước quốc tế ghi nhận: Bảo lưu điều ước quốc tế
là một tuyên bố đơn phương với bất kỳ cách diễn đạt hoặc tên gọi nào, được quốc gia đưa ra khi ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm qua đó
loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một
hoặc một số điều khoản nhất định của điều ước trong
việc áp dụng chúng đối với quốc gia
đó (Theo điểm d, khoản 1 Điều 2 Công ước Viên 1969).
Luật quốc tế cũng
thừa nhận bảo lưu là quyền của các chủ thể khi tham gia vào điều ước quốc tế nhằm
phù hợp với mục đích của việc ký kết các điều ước quốc tế và đảm bảo lợi ích của
các quốc gia thành viên. Quốc gia không thể bảo lưu sau khi họ chấp nhận các điều ước quốc tế, bảo
lưu phải được thực hiện tại thời điểm mà điều ước chưa ảnh hưởng đến quốc gia
đó.
Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế
Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội
dung của một điều ước nhưng về tổng thể, quan hệ giữa các thành viên của một điều
ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu khác
nhau, tùy thuộc vào việc phản đối hoặc chấp thuận bảo lưu. Từ việc phản đối bảo
lưu do một quốc gia đề ra, có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối
bảo lưu không có quan hệ điều ước hoặc không áp dụng điều khoản bảo lưu trong
quan hệ giữa hai bên, còn đối với các điều khoản còn lại, quan hệ điều ước vẫn
diễn ra bình thường. Cụ thể đối với các điều khoản bị bảo lưu:
Trong quan hệ giữa các quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia chấp thuận bảo
lưu: Điều khoản bị bảo lưu sẽ thay đổi theo nội dung tuyên bố bảo lưu đã nêu.
Trong quan hệ giữa các quốc gia đưa ra bảo lưu và quốc gia phản đối bảo
lưu: Tùy thuộc vào sự bày tỏ của bên phản đối bảo lưu mà quan hệ điều ước giữa
hai bên có thể vẫn duy trì nhưng điều khoản bị bảo lưu sẽ không được áp dụng;
hoặc giữa hai bên không còn tồn tại quan hệ điều ước nếu bên phản đối bảo lưu tỏ
rõ ý định này. Như điểm b khoản 4 điều 20 Công ước Viên 1969 quy định: Việc một quốc gia ký kết khác phản đối bảo lưu sẽ không cản trở điều ước
có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu, trừ khi
quốc gia phản đối bảo lưu đã bày tỏ rõ ý định ngược lại
Trong quan hệ giữa quốc gia thành viên khác: Bảo lưu không làm thay đổi
các quy định của điều ước đối với các bên khác tham gia điều ước trong những
quan hệ giữa họ với nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét