Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
quy định cụ thể tại Điều 223 như sau: Phiên tòa được tổ chức tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án
nhưng phải bảo đảm tính trang nghiêm và hình thức phòng xử án quy định tại Điều
224 của Bộ luật này.
Thực tiễn xét xử từ trước đến nay của Tòa án vẫn thừa nhận việc tổ chức
phiên tòa nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng hoặc là tại trụ sở của
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hoặc ngoài trụ sở của Tòa án có thẩm quyền
(xét xử lưu động). Cách thức tổ chức đó nhằm thực hiện nguyên tắc công khai
trong hoạt động xét xử. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến
hành phiên tòa và tạo điều kiện cho nhiều người được theo dõi, giám sát hoạt động
xét xử của Tòa án.
Việc luật hóa quy định vấn đề địa điểm tổ chức phiên tòa
của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là cần thiết và cho phép Tòa án khẳng định, vụ án dân sự cũng có
cơ sở pháp lí để tổ chức phiên tòa ngoài trụ sở Tòa án.
Tuy nhiên vấn đề pháp lý của thực tiễn là chỉ có Tòa án mới
được quyền quyết định địa điểm tổ chức phiên tòa hay đương sự cũng có quyền yêu cầu và thỏa
thuận về địa điểm tổ chức phiên tòa để đảm bảo quyền định đoạt và thuận tiện
cho họ trong quá trình tố tụng? Mặc dù có thể có những vướng mắc cần
được hướng dẫn cụ thể hơn nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định rằng dù phiên tòa được
tiến hành ở địa điểm nào thì Tòa án cũng có nghĩa vụ phải đảm bảo tính trang nghiêm và hình
thức bố trí phòng
xử án theo quy định mới được bổ sung tại Điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Quốc huy nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được treo chính giữa phía trên phòng xử án
và phía trên chỗ ngồi của Hội đồng xét xử.
2. Phòng xử án
phải có các khu vực được bố trí riêng cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư
ký Tòa án, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những
người tham gia tố tụng khác và người tham dự phiên tòa.
Về nội quy phiên tòa sơ thẩm:
Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự
2015 quy định cụ thể 9 điều khoản liên quan đến nội quy phiên tòa thay vì 2 nội
dung như Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 đã đề cập. Quy định này nhằm công khai chính thức nội quy phiên tòa, đảm bảo cho tất cả các chủ thể
đều dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ và tuân thủ đúng. Đồng thời giúp họ thực hiện quyền tham
gia và tham dự phiên tòa sơ thẩm, từ đó thực hiện một cách tốt nhất các quyền tố tụng tại
phiên tòa, nhằm đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật và bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các chủ
thể trước Tòa án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét