Tại Việt Nam, có một số khác biệt trong nguyên tắc mở cửa thị trường và
đối xử quốc gia, cụ thể như sau:
Với nguyên tắc đối xử quốc gia: Hiện tại các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài tại Việt Nam, cũng như những dịch vụ do họ cung cấp nhìn chung chưa được
hưởng chế độ đối xử quốc gia mà còn phải tuân theo những quy định riêng. Các
quy định riêng này thường liên quan đến các vấn đề như giá cả (giá cao hơn so
với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước), điều kiện đầu tư (điều kiện về vốn
pháp định, một số các tiêu chuẩn nghiệp vụ, kỹ thuật), sự hiện diện của các thể
nhân nước ngoài trong các lĩnh vực tư vấn luật, tư vấn xây dựng, kiểm toán…
Với nguyên tắc mở cửa thị trường: Nhìn chung, hiện nay ở Việt Nam chưa
thực sự mở cửa trong một số lĩnh vực thương mại dịch vụ. Có những dịch vụ chưa
có quy định cho người nước ngoài được kinh doanh như viễn thông, hàng không....
Ví dụ: Dịch
vụ bưu chính viễn thông đang là lĩnh vực độc quyền của Nhà nước. Sự độc quyền
này được thực hiện thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, thông qua những hạn chế
đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp
dịch vụ viễn thông Việt Nam thông qua văn phòng đại diện và hợp đồng hợp tác
kinh doanh (hạn chế về hiện diện thương mại), doanh nghiệp nước ngoài không
được cung cấp dịch vụ qua biên giới Việt Nam, trừ những doanh nghiệp đã ký hợp
đồng hợp tác kinh doanh với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (hạn chế
về cung cấp dịch vụ qua biên giới), thể nhân nước ngoài chưa được phép vào Việt
Nam để kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông theo quy định tại Nghị định số
109/1997/NĐ-CP về bưu chính và viễn thông, Thông tư số 04/1998/TT-TCBC hướng
dẫn thi hành nghị định số 109/1997/NĐ-CP...
Về các hình thức cung cấp dịch vụ, hiện tại pháp luật Việt Nam mới
quy định cụ thể về hai hình thức, đó là hiện diện thương mại và hiện diện thể
nhân. Điều này đã hạn chế việc tạo điều kiện mở cửa thị trường
cho sự phát triển hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu thụ dịch vụ ở
nước ngoài.
Ví dụ, ngoài các cam kết đối với
những ngành cụ thể, Việt Nam còn đưa ra một số cam kết được gọi là “cam kết nền
chung” áp dụng với mọi dịch vụ được cung cấp thông qua hiện diện thương mại của
Mỹ tại Việt Nam. Đối với hiện diện thương mại, các nhà cung cấp dịch vụ
Hoa Kỳ phải xin giấy phép để thiết lập sự hiện diện thương mại tại Việt Nam. Việt
Nam đang trong quá trình dự thảo luật, các đạo luật và các quy định liên quan đến
chi nhánh của các công ty nước ngoài. Vì vậy, trừ khi được quy định khác trong
lộ trình của mình, Việt Nam không chấp thuận dành tiếp cận thị trường cho các
chi nhánh của công ty Hoa Kỳ…
Việt
Nam cũng chưa thực
sự mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực thương mại dịch vụ, nhiều phân ngành dịch vụ chưa có các quy định pháp luật cụ thể
như dịch vụ săn bắn, dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ nhiếp ảnh, dịch vụ hội nghị...
Chính
vì chưa có các
quy định cụ thể nên việc cấp đăng ký kinh doanh cho các nhà kinh doanh dịch vụ này là rất khó
khăn. Một số dịch
vụ còn sử dụng những quy định, biện pháp mang tính hạn chế về số lượng, trợ giá
các dịch vụ, số lượng người cung cấp dịch vụ, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài,
hình thức công ty của người nước ngoài...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét