Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới
thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. Theo quy định của pháp luật hiện nay, các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều
phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm ở đây là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con người.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Để được cấp giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh, các
doanh nghiệp cần đáp ứng các 2 tiêu chí:
+
Thứ nhất, có đủ điều kiện bảo
đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
+ Thứ hai, có đăng ký ngành, nghề kinh
doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận
Với những đối tượng
xin cấp giấy chứng nhận lần đầu cần chuẩn bị:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn thực phẩm (dựa theo Mẫu 1a hoặc Mẫu 1b tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Thông tư 58/2014 TT-BCT)
+ Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận
của cơ sở);
+ Bản thuyết minh
về cơ sở vật chất, các trang thiết bị bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm (dựa theo Mẫu 2a hoặc Mẫu 2b quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Thông tư 58/2014 TT-BCT)
+ Giấy xác nhận đã
tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành (bản
sao có xác nhận của cơ sở);
+ Giấy xác nhận đủ
sức khỏe để sản xuất, kinh
doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ sở
y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Với những trường hợp xin cấp lại do Giấy
chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng:
Áp dụng khoản 2 Điều 4 Thông tư 58/2014
TT-BCT, các cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp có nhu cầu cấp lại cần chuẩn
bị Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
theo Mẫu 1c quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 58/2014 để gửi
tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận để được xem xét cấp lại.
Khi đã hoàn thành hồ sơ, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ nộp
tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Điều 35 của Luật an
toàn thực phẩm năm 2010. Trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá
thực tế cơ sở. Nếu đủ điều kiện thì sẽ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm, trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan nhà nước
sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Trên đây là những thông tin mà mình đã đọc và tìm hiểu được. Mong rằng bài viết này sẽ phần nào giúp đỡ các bạn đang có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét