Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời với nhiều điểm mới
tích cực về đăng kí thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho quá trình
gia nhập thị trường, thể hiện đúng tư tưởng Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh
doanh của công dân, của doanh nghiệp.
Thứ nhất, lược bỏ nhiều yêu cầu tiền kiểm khi
đăng kí thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 29 Luật Doanh
nghiệp 2014 về “Nội dung giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp” so với quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2005 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được
rút gọn chỉ còn 04 nội dung chính bao gồm:
+ Tên doanh nghiệp và mã
số doanh nghiệp;
+ Địa chỉ trụ sở chính của
doanh nghiệp;
+ Thông tin người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Vốn điều lệ của doanh
nghiệp.
Một điểm mới nữa trong quy định này đó là việc khi không ghi nhận
ngành, nghề
kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu
tư dự án cũng như với các thủ tục có liên quan về cổ phần, cổ phiếu.
Luật Doanh nghiệp 2014 bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn
pháp định trong hồ sơ đăng kí thành lập Doanh nghiệp. Doanh nghiệp được tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Thủ tục đăng kí thành
lập doanh nghiệp được coi là thủ tục khai sinh ra doanh nghiệp, giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh là “giấy khai sinh” của doanh nghiệp mới. Trước đây có một số
ngành nghề không rõ ràng giữa thành lập doanh nghiệp với kinh doanh có điều kiện,
ví dụ như ngành y tế, bắt buộc cá nhân thành lập doanh nghiệp thì giám đốc phải
có chứng chỉ hành nghề. Nhưng theo Luật Doanh nghiệp 2014, cá nhân cứ thành lập
doanh nghiệp, còn điều kiện về ngành nghề kinh doanh, cá nhân phải tuân thủ mới
được làm. Do đó, giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp không bao gồm thông tin về
ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ bao gồm thông tin về doanh nghiệp
như mã số, địa chỉ trụ sở, thông tin về người đại diện doanh nghiệp. Theo quy định
của Luật Doanh nghiệp 2005, đối với doanh nghiệp khi đăng kí kinh doanh ngành,
nghề mà luật đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh
nghiệp đó chỉ được đăng kí kinh doanh khi đã có đủ vốn pháp định hoặc chứng chỉ
hành nghề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đăng kí thành lập doanh
nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất
hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Các yêu cầu về chứng chỉ hành nghề… chỉ
được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động, việc quy định
sẽ gây khó khăn, tốn kém không cần thiết.
Chính vì vậy, những quy định về việc tách bạch
giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp khi quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc
ghi ngành nghề kinh doanh… thực sự là bước đột phá
của Luật Doanh nghiệp 2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét