Mã số là một dãy
các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Còn mã vạch là một dãy
các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho
máy quét có thể đọc được. Hiện nay, cơ quan có trách nhiệm cấp và quản lý mã số
mã vạch là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Để đăng kí sử dụng mã số mã vạch, các tổ chức/doanh nghiệp
phải đăng ký sử dụng tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng
chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
Các tổ chức hay doanh nghiệp khi muốn đăng kí sử dụng mã số mã vạch cần
chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm:
+ 2
bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu được quy định tại Phụ lục I của Quyết
định số 15/2006/QĐ-BKHCN
+ 1 bản sao
đã chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ
chức khác , trong trường hợp bản sao không có chứng thực, doanh nghiệp cần xuất
trình bản chính để đối chiếu
+ 2 bản về Bảng
Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quyết
định số 15/2006/QĐ-BKHCN
Sau khi nộp
hồ sơ, các Tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký
lập hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch; tiếp nhận và xử lý sơ bộ hồ sơ đăng ký
sử dụng mã số mã vạch. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, tổ chức tiếp nhận hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng tiến hành thẩm định hồ sơ đăng kí sử dụng
mã số mã vạch trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ
hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp mã số; vào sổ đăng kí, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ đề nghị tổ
chức hoặc doanh nghiệp để hoàn thiện theo như quy định của Thông tư 16/2011/TT-BKHCN
Sau khi
được cấp mã doanh nghiệp, các tổ chức phải tự quy định mã số phân định vật
phẩm, số phân định tổ chức hay địa điểm và lập các loại mã số mã vạch đã được
quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN cho các vật phẩm, tổ
chức hay địa điểm của mình.
Lưu ý, tổ
chức/ doanh nghiệp cần gửi danh mục các Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN và Mã
số địa điểm toàn cầu GLN được sử dụng tới Tổ chức tiếp nhận hồ sơ để chuyển lên
cho Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để quản lý chung.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về việc cấp
và quản lý mã số mã vạch. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu
và nắm bắt được những quy định về mã số mã vạch hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét