Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005 đã có
những cải cách thông thoáng và tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại
Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều
người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức
danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp”.
Như vậy, so với Luật
Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty hoàn toàn có thể tự
quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật hoặc trong trường hợp cần
thiết thì có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người đại diện theo pháp luật,
số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp được quy định tại Điều lệ Công ty. Cho phép công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật;
cho phép công ty cổ phần có thể chọn một trong hai mô hình tổ chức, quản lý;
cho phép lựa chọn cách bầu dồn phiếu hay không bầu dồn phiếu khi bầu thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty cổ phần.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể hơn về người đại diện theo
pháp luật cũng như trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp. Việc này đã tạo điều
kiện để doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và tìm hiểu thay vì phải đọc ở các văn bản
pháp luật khác nhau như trước.
Ngoài ra, Điều 46, Điều 67 và Điều 95 Luật Doanh
nghiệp 2005 còn quy định việc người
đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam
trên 30 ngày thì phải
ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định Điều lệ công ty dễ thực
hiện các quyền và người đại diện theo pháp luật của công ty. Trong khi đó, Luật
Doanh nghiệp 2014 tại Điều 13 quy định đã có sự thay đổi, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư
trú tại Việt Nam.Trường hợp doanh
nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực
hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi
Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách
nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền
có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa
án.
Nhìn chung, đây là những quy định hoàn toàn mới mẻ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận
dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật, đồng thời,
gỡ rối cho doanh nghiệp trong các trường hợp: người đại diện duy nhất không hợp
tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý
điều hành nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét