Tất cả những thông tin được sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cho công
ty đều được coi là thông tin bí mật. Những thông tin này có thể được bảo hộ dưới
dạng sáng chế hoặc bí mật kinh doanh. Vậy, sáng chế và bí mật kinh doanh khác
nhau như thế nào?
Trước khi phân biệt sáng chế và bí mật kinh doanh, cần hiểu rõ sáng chế
là gì và bí mật kinh doanh là gì?
Sáng chế là giải
pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác
định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Còn, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động
đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh
doanh.
Về căn cứ xác lập
Sáng chế xác lập trên cơ sở
quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục
đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên – theo điểm a khoản 3 Điều 6
Luật Sở hữu trí tuệ
Bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp
pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó – theo điểm c khoản
3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ
Về chi phí
Sáng chế mất nhiều chi phí để đăng kí
và duy trì hiệu lực của văn bằng nhưng không mất chi phí để
bảo mật thông tin
Bí mật kinh doanh tuy không mất chi phí đăng kí
nhưng mất chi phí để bảo mật thông tin
Về công bố thông tin
Sáng chế thì thông
tin phải bộc lộ công khai trong bản mô tả sáng chế theo như quy định tại điểm
a khoản 2 Điều 102 Luật Sở hữu trí
tuệ
Bí mật kinh doanh thông tin không phải bộc lộ trực tiếp
Về điều kiện bảo hộ
Sáng chế được bảo hộ dưới 2 hình thức
cấp bằng là cấp bằng độc quyền sáng chế và cấp bằng độc quyền giải pháp hữu
ích. Việc được cấp bằng bảo hộ dưới dạng nào tùy thuộc vào việc đáp ứng điều kiện
được quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp
là đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế tại Điều 59 Luật Sở hữu trí
tuệ thì sẽ không được bảo hộ.
Bí mật kinh doanh, điều kiện bảo hộ
được quy định chi tiết tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ trừ trường hợp được quy
định tại Điều 85
Về thời hạn bảo hộ
Sáng chế được xác định thời hạn trong
vòng 20 năm như quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ
Bí mật kinh doanh thời hạn bảo hộ không xác định. Được bảo hộ cho đến khi còn đáp ứng điều kiện bảo hộ
Về phạm vi bảo hộ
Sáng chế: Chủ sở hữu có thể ngăn cản được việc chủ
thể khác sử dụng sáng chế kể cả trong trường hợp họ tạo ra một cách độc lập hoặc
phân tích ngược mà có
Về khả năng thực thi quyền
Sáng chế có công
cụ thực thi quyền mạnh hơn bí mật kinh doanh
Về nhiệm vụ chứng minh khi có tranh chấp
Sáng chế: Chủ thể
có quyền giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra tranh chấp do đã có văn bằng bảo
hộ
Bí mật kinh
doanh: Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí
mật kinh doanh khi xảy ra tranh chấp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét